Mục lục
I – Nghén ngủ khi mang thai xuất hiện trong giai đoạn nào?
Thực chất, triệu chứng nghén ngủ của rất dễ dàng nhận ra, đó là khi bà bầu buồn ngủ nhiều khi mang thai, ngáp nhiều, giấc ngủ kéo dài hơn so với bình thường ( thời gian ngủ khoảng 10-12 tiếng một ngày). Thông thường, bà bầu sẽ nghén ngủ 3 tháng đầu của thai kỳ.
Bởi trong giai đoạn này, cơ thể bà bầu thay đổi rất nhanh chóng, như sự gia tăng của progesterone trở nên mạnh mẽ trong toàn bộ thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu.
Nghén ngủ xuất hiện khi nào?
Hoocmon này có thể khiến bà bầu mất ngủ vào ban đêm, cho nên, cảm giác mệt mỏi và thèm ngủ sẽ xuất hiện nhiều hơn vào ban ngày, khiến bà bầu trở nên thèm ngủ hơn, và lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ.
Như vậy, có thể thấy bà bầu thường rơi vào tình trạng nghén ngủ vào ban ngày và trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
II – Bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái ?
Bà bầu nghén ăn thường xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai, vì thế, có rất nhiều người cho rằng việc nghén ngủ là dấu hiệu của giới tính của thai nhi được hình thành trong bụng mẹ.
Một số ý kiến cho rằng, bà bầu nghén ngủ sẽ sinh con gái bởi thai nhi không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của người mẹ, giúp mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn.
Còn những quan niệm bà bầu buồn ngủ nhiều là dấu hiệu thai nhi là con trai vì tình trạng này làm bà bầu cảm thấy mệt mỏi hơn và bị thức giấc vào ban đêm.
Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào khẳng định rằng việc bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái. Bởi giới tính của thai nhi được xác định rõ ràng hơn trong tuần 12 đến 16 của thai kỳ.
III – Bà bầu nghén ngủ – Những thắc mắc thường gặp
1. Có phải chồng có thể nghén ngủ thay vợ trong giai đoạn mang thai?
Trên thực tế, hiện tượng chồng nghén ngủ thay vợ có thể xảy ra. Vì hội chứng này là nguyên nhân của sự căng thẳng, lo lắng khi vợ mang thai, gây ảnh hưởng đến sự thay đổi của hoocmon trong cơ thể, dẫn đến mất ngủ vào ban đêm, mệt mỏi và thèm ngủ vào ban ngày.
Hơn nữa, việc chồng cảm thấy nhiều trách nhiệm hơn đối với con cái cũng là lý do dẫn tới tình trạng stress, nên lúc nào cũng muốn trong tình trạng nghỉ ngơi thoải mái, muốn ngủ nhiều hơn.
Vì vậy, vợ chồng nên suy nghĩ tích cực hơn với trách nhiệm với con cái để giảm thiểu tình trạng tiêu cực của tâm lý, và chứng nghén ngủ thay vợ ở nam giới.
2. Liệu nghén ngủ có tốt không?
Thời gian và chất lượng giấc ngủ là hai yếu tố giúp mẹ bầu dưỡng thai hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Có rất nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy rằng việc nghén ngủ sẽ tránh khỏi những rắc rối của việc chán ăn, buồn nôn,… trong những tháng đầu của thai kỳ.
Hơn nữa, ngủ nhiều sẽ giúp bà bầu có nhiều thời gian tĩnh dưỡng hơn, hấp thụ các dưỡng chất dễ dàng hơn, từ đó, bà bầu có thể tăng cân trong những tháng đầu mang thai.
Tuy nhiên, nghén ngủ khi mang thai thực sự không tốt cho bà bầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ.
- Bầu ngủ nhiều khi mang thai gây nguy hiểm về xương khớp
Người mang thai dành quá nhiều thời gian để ngủ sẽ không dành cho các hoạt động khác như đi dạo, tập thể dục,… Điều đó dẫn đến tê cứng xương khớp, dễ bị gãy xương.
Đặc biệt, xương chậu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là khi thai nhi lớn dần lên, mô xương không đủ nâng đỡ, dẫn đến đau nhức, thâm chí dễ gây sảy thai ở bà bầu.
- Nghén ngủ khi mang thai có thể gây tổn thương tinh thần
Phụ nữ mang thai bị nghén ngủ sẽ luôn có cảm giác rất mệt mỏi, dễ cáu gắt. Hơn nữa, việc ngủ nhiều còn khiến họ không được linh hoạt khi hoạt động, thiếu minh mẫn, hay quên,…
Tình trạng này nếu diễn ra quá lâu sẽ khiến bà bầu có thể bị trầm cảm, hay lo lắng, bồn chồn trong quá trình mang thai.
- Bà bầu nghén ngủ là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ
Nghén ngủ tạo cảm giác lười vận động, chỉ muốn nghỉ ngơi một chỗ, vì thế, lượng đường trong máu của bà bầu sẽ tăng lên rất nhanh do chỉ sử dụng cơ chế hấp thu chất dinh dưỡng.
Không những vậy, bà bầu sẽ có cảm giác khó khăn trong lúc sinh con, nhất là đối với bà bầu muốn sinh thường.
- Nằm ngủ nhiều khiến bà bầu tăng khả năng huyết khối tĩnh mạch
Khi bà bầu giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, lượng oxi hấp thụ sẽ ít hơn rất nhiều. Do vậy, máu không thể lưu thông bình thường, dẫn dễ ứ đọng, gây tắc mạch máu.
Bà bầu còn có nguy cơ bị khó thở, thở gấp, tức ngực nguy hiểm hơn là mất ý thức, ngất xỉu, thậm chí sẽ hại đến thai nhi như suy thai, sảy thai vì không đủ lượng oxi cần thiết.
3. Vậy bầu nghén ngủ phải làm sao?
- Thời gian ngủ hợp lý sẽ tránh tình trạng nghén ngủ
Bà bầu cần có thời gian ngủ khoa học để không ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai, nhất là ở tháng đầu và những tháng cuối của thai kỳ.
Giấc ngủ lý tưởng trong thai kỳ nên là 8 tiếng một ngày và thêm 30 phút nghỉ trưa. Bởi khi đó, bà bầu sẽ không bị quá giấc, mất ngủ vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày.
- Tăng cường tập thể dục để nghén ngủ không ảnh hưởng đến bà bầu
Luyện tập thể dục khi mang thai thường xuyên là cách giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng nghén ngủ hiệu quả mà rất tốt cho sức khỏe của mẹ và con.
Các bài tập như bơi lội, đi bộ, yoga,… vừa tạo cảm giác thư giãn, vừa giúp bà bầu trở nên tỉnh táo hơn vào ban ngày.
Trong trường hợp người mang thai quá bận rộn trong thời gian đi làm, một vài động tác nhẹ nhàng sẽ giúp bà bầu tỉnh táo hơn.
- Tăng cường chất dinh dưỡng cho bà bầu
Khi mang thai, những dưỡng chất sẽ hấp thụ vào thai nhi, dẫn đến việc bà bầu mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn. Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý sẽ giúp bà bầu cải thiện sức khỏe hơn, và giảm khả năng nghén ngủ 3 tháng đầu.
Sử dụng trà gừng, chanh muối,… và những đồ ăn vặt tươi mát cũng giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả hơn.
Trên đây là chia sẻ về vấn đề nghén ngủ khi mang thai. Hy vọng bài viết đem lại cho các bạn những trải nghiệm đầy đủ vềtình trạng này trong giai đoạn bầu bí. Hãy để lại bình luận để được tư vấn trực tiếp nhé!